- Trang chủ
- Vận hành và an toàn xe nâng
- Hướng dẫn lái xe nâng người
Lái xe nâng người như nào để tăng hiệu quả làm việc cũng như bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cũng như tài sản của mình trên công trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung này!
Hướng dẫn lái xe nâng người
Công việc thường xuyên của công nhân khi làm việc trên cao ngoài các kỹ năng nghề nghiệp chính đòi hỏi họ phải biết lái xe nâng người để tăng hiệu quả làm việc cũng như bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cũng như tài sản của mình trên công trường. Vậy lái xe nâng người như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhanh trong nội dung ngày hôm nay nhé!
Có 3 nguyên tắc an toàn nằm lòng với mỗi công nhân vận hành đó là:
Xe nâng người thường xuyên làm việc trên độ cao từ 8m đến 45m nên nếu để xảy ra sự cố rủi do và thiệt hại sẽ rất lớn. Do đó, người sử dụng phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Được đào tạo theo đúng quy trình: Người vận hành phải có đủ điều kiện sức khỏe, đủ năng lực chuyên môn, được đào tạo và hiểu rõ các quy trình sử dụng, quy định an toàn, nguyên tắc hoạt động.
- Được cấp vận hành: Sau khi được huấn luyện và đào tạo thì người vận hành phải trải qua các bài kiểm tra, thực hành và được cấp chứng chỉ. Khi đó, người vận hành mới được phép sử dụng xe nâng người.
Như đã nói ở trên, đặc thù lái xe nâng người có tính rủi do cao do đó công nhân lái xe nâng người phải sử dụng đồ bảo hộ để giảm thiểu thương tích nếu có tai nạn xảy ra.
- Trước khi vận hành xe, hãy chắc chắn tất cả người sử dụng xe nâng người đã mặc đủ đồ bảo hộ.
- Những thiết bị bảo hộ cần thiết bao gồm: mũ bảo hộ, giày cứng, áo phản quang, dây an toàn (dây phải móc đúng vị trí quy định trên xe, không móc trên trần nhà hoặc vật thi công).
- Mặc đồ thoải mái, gọn gàng. Đồ quá rộng sẽ dễ vướng, mắc bất kỳ bộ phận nào của xe cũng như đồ vật xung quanh, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, thậm chí nguy hiểm cho người điều khiển xe nâng người.
Hãy đảm bảo rằng chiếc xe của bạn luôn trong tình trạng sẵn sàng và thực hiện đúng thao tác để bạn có thể kiểm soát được nó. Check list kiểm tra gồm:
- Phanh xe: để đảm bảo phanh vẫn hoạt động tốt, không bị mòn.
- Bánh lái: Kiểm tra độ linh hoạt của bánh lái, độ mòn, vật lạ gắn vào.
- Thiết bị điều khiển: kiểm tra nút điều khiển lên cao, xuống thấp,…
- Thiết bị cảnh báo: kiểm tra hoạt động của còi, đèn xi nhan,…
- Cơ cấu nâng của xe.
- Bánh xe: kiểm tra xem các bánh vẫn còn căng đảm bảo để di chuyển.
- Kiểm tra nguồn năng lượng (điện ắc quy hoặc nhiên liệu).
- Khi phát hiện có bất cứ hư hỏng hay lỗi kỹ thuật thì không nên sử dụng xe, đưa xe đi bảo dưỡng và có các biện pháp khắc phục, sửa chữa hư hỏng để tránh gây nguy hiểm.
- Đảm bảo các thiết bị an toàn đã được đặt đúng chỗ, bao gồm cả lan can bởi đây là một bộ phận quan trọng bảo vệ người sử dụng khi lên cao.
Chỉ bắt đầu công việc khi tất cả những khâu chuẩn bị đã đảm bảo và hoàn tất thì người sử dụng có thể sẵn sàng và yên tâm để vận hành xe nâng người.
Khi xác nhận chiếc xe của bạn tốt, hãy bắt đầu sử dụng nó để làm việc.
Hãy tra khóa và mở máy để động cơ hoạt động.
Cách sử dụng xe nâng người của mỗi một loại xe nâng người sẽ khác nhau. Song các bước cơ bản để sử dụng xe thì giống nhau:
- Bật đèn cảnh báo, quan sát xung quanh
- Sử dụng chức năng nâng/hạ/tiến/lùi trên tay cầm điều khiển.
- Gạt cần điều khiển và kích hoạt cần điều khiển vươn đến vị trí cần thiết.
Khi đã xong việc, bạn lái xe nâng người về vị trí nghỉ ngơi của xe, tắt máy, chờ xe dừng hoạt động và bước ra khỏi xe; Bạn có thể tranh thủ cắm sạc, tiếp nhiên liệu nếu lượng nhiên liệu còn lại không đủ cho ca làm việc tiếp theo nhé – Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian chờ đấy!
Tin tức liên quan
Copyright © 2019 Xenang.Org .Ltd. All Rights Reserved. - Design by Tech5S