- Trang chủ
- Vận hành và an toàn xe nâng
- Xe nâng điện có phải kiểm định không?
Việc kiểm định xe nâng hàng nói chung và xe nâng điện nói riêng được quy định tại thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 03 năm 2014: Theo đó, tất cả các loại xe nâng hàng có tải trọng từ 1000kg trở lên bao gồm xe nâng dầu hay xe nâng điện, đứng lái hay ngồi lái và dùng động cơ đều phải kiểm định theo quy định của thông tư!
Xe nâng điện có phải kiểm định không?
Việc kiểm định xe nâng hàng nói chung và xe nâng điện nói riêng được quy định tại thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 03 năm 2014: Theo đó, tất cả các loại xe nâng hàng có tải trọng từ 1000kg trở lên bao gồm xe nâng dầu hay xe nâng điện, đứng lái hay ngồi lái và dùng động cơ đều phải kiểm định theo quy định của thông tư!
Kiểm định xe nâng ngoài việc phục vụ việc đánh giá chất lượng xe về mặt kỹ thuật còn đảm bảo sự an toàn cả cho công nhân vận hành và những người xung quanh do đó nó thực sự cần thiết.
Toàn bộ quy trình kiểm định được quy định rõ trong thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Theo quy định, xe nâng điện cần được kiểm định trong khoảng thời gian tối đa là 3 năm với lần kiểm định đầu tiên. Sau đó, tùy mức độ và thời gian sử dụng; thời gian kiểm định sẽ giảm xuống 6 tháng hay 1 năm.
- Kiểm định lần đầu: Là kiểm định khi xe vừa xuất xưởng hoặc mới được nhập về. Việc kiểm định ban đầu thường cần nhiều thời gian hơn vì phải lập hồ sơ kỹ thuật; đo đạc các kích thước; vẽ hình…cho xe
- Kiểm định định kỳ: Thời gian kiểm định định kỳ được dựa vào thông số của lần kiểm định trường; và thời gian sử dụng thiết bị để quy định. Xe nâng điện càng được sử dụng lâu thì thời gian giữa các lần kiểm định càng được rút ngắn.
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được hiệu chuẩn theo quy định. Chúng bao gồm:
- Thiết bị đo độ dài, đo đường kính
- Thiết bị đo vận tốc dài, vận tốc vòng
- Thiết bị đo điện
- Thiết bị đo, kiểm tra chiều dày kết cấu, chất lượng mối hàn
Trước khi tiến hành quy trình thẩm định, xe nâng điện đứng lái cũng như ngồi lái cần đảm bảo các điều kiện như:
- Xe nâng ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
- Xe nâng có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật
- Các yếu tố môi trường; thời tiết không làm ảnh hưởng hay sai lệch kết quả kiểm định
- Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch xe nâng
- Kiểm định bên ngoài: Nhân viên kiểm định sẽ có nhiệm vụ quan sát tình trạng bên ngoài xe gồm:
+ Bề mặt bên ngoài mới hay cũ?
+ Bánh xe có bị mòn không?
+ Có tình trạng chảy dầu ở các phớt của xy lanh nâng hạ khung động; các phớt xy lanh nghiêng khung…không?
+ Các thiết bị khác như: gương chiếu hậu, còi, đèn có hoạt động bình thường không?
+ Càng nâng có bị hao mòn; biến dạng; nứt vỡ hay không?
Quy trình kiểm tra kỹ thuật cần sự hỗ trợ của các loại máy móc chuyên dụng như: các loại thước đo; Máy đo khoảng cách; thiết bị thử tải…
Trong quy trình kiểm định này, các bước kiểm định sau chỉ được thực hiện khi kết quả ở các bước trước đạt yêu cầu. Chi tiết kết quả kiểm định từng khâu phải được ghi chép đầy đủ trong bản ghi chép hiện trường theo mẫu. Bản ghi chép này phải được lưu trữ lại tại tổ chức kiểm định.
- TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 4755-1989: Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
- TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
- TCVN 5179-90: Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
- TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
Như vậy, xe nâng điện phải kiểm định kỹ càng theo tiêu chuẩn của bộ lao động thương binh xã hội Việt nam để đảm bảo đủ điều kiện sử dụng, hoạt động và an toàn lao động, do vậy quý khách hàng có quyền yêu cầu nhà cung cấp của mình cung cấp giấy kiểm định có hiệu lực khi mua xe nhé!
Tin tức liên quan
Copyright © 2019 Xenang.Org .Ltd. All Rights Reserved. - Design by Tech5S